Sách Bán Chạy
-
242,000₫202,000₫ -
193,000₫161,000₫ -
148,000₫124,000₫ -
134,000₫124,000₫ -
72,000₫60,000₫ -
99,600₫83,000₫ -
240,000₫200,000₫ -
20,000₫18,000₫ -
144,000₫120,000₫ -
342,000₫285,000₫ -
82,800₫69,000₫ -
82,800₫69,000₫ -
82,800₫69,000₫ -
82,800₫69,000₫ -
82,800₫69,000₫ -
82,800₫69,000₫ -
336,000₫280,000₫ -
336,000₫280,000₫ -
12,000,000₫10,000,000₫ -
550,000₫249,000₫

KÝ ỨC CHIẾN TRANH - TẬP 4
- 16% (số lượng có hạn)

THUỘC TÍNH SẢN PHẨM
- Nhà xuất bản: NXB khác.
CHI TIẾT SẢN PHẨM
Năm 1964, đất nước ta bước vào cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Ở miền Nam, Mỹ - ngụy bị thua đau, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ thất bại. Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Khởi
đầu tạo cớ từ cái gọi là "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", ngày 5 tháng 8 năm 1964.
Năm 1965, để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Ở miền Nam chúng ồ ạt đưa 54 vạn quân Mỹ và quân một số nước chư hầu vào trực tiếp tham chiến. Ở miền Bắc, chúng sử dụng không quân đánh phá rất ác liệt vào các thành phố, nhà máy, xí nghiệp và các tuyến giao thông hòng cắt đứt khả năng chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam.
Trước sự mất còn, lâm nguy "ngàn cân treo sợi tóc" của đất nước, lại một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi "chống Mỹ, cứu nước" vào ngày 17 tháng 7 năm 1966.
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Bác, cả nước sục sôi lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược. Thanh niên khắp nơi hăng hái lên đường tòng quân giết giặc và vào các đội thanh niên xung phong để được ra tiền tuyến.
Tại Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 1967, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Đảng bộ, chính quyền và Bộ Tư lệnh Thủ đô: Ngoài chỉ tiêu tuyển, giao quân chung cho các đơn vị chủ lực, còn phải trực tiếp tuyển, đảm bảo mọi mặt, huấn luyện, tổ chức hành quân vào miền Nam giao quân bổ sung cho các đơn vị quân giải phóng, tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến miền Đông, miền Tây Nam Bộ và trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn (Đoàn 559). Từ năm 1967 đến năm 1974, Hà Nội đã đưa được 42 tiểu đoàn quân tăng cường vào chiến đấu ở miền Nam. Quân tăng cường Thủ đô mang theo trong mình truyền thống "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" của những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã kiên cường chịu đựng muôn ngàn khó khăn, gian khổ, dũng cảm chiến đấu, lập công xuất sắc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Sự đóng góp và hy sinh to lớn của Quân tăng cường Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sẽ không bao giờ bị lãng quên, khi những cựu chiến binh Quân tăng cường Thủ đô với niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng đội đã hy sinh anh dũng trên khắp các chiến trường, cùng ý thức, trách nhiệm chính trị - xã hội đối với Thủ đô và cả nước, nay động viên nhau truyền kể lại những năm tháng trải qua chiến tranh, thử thách nghiệt ngã nhất đối với dân tộc, đất nước ta lúc bấy giờ.
Những người trong cuộc chiến của Hội Cựu quân tăng cường Thủ đô được tập hợp, được động viên để hồi tưởng lại rồi viết ra ký ức của một thời bom đạn. Những bài viết trong "Ký ức chiến tranh - tập 4" là nối dòng của ba tập trước và chắc chắn sẽ còn tiếp sau nữa, sẽ là tư liệu lịch sử vô giá dành tặng cho đồng bào, chiến sĩ Thủ đô và cả nước. Sách "Ký ức chiến tranh" sẽ góp phần giúp thế hệ trẻ hiện nay và mai sau hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh cùng sự hy sinh to lớn của người chiến sĩ Quân tăng cường Thủ đô nói riêng và thế hệ trẻ cả nước nói chung trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Hà Nội - Thủ đô của cả nước, suốt chiều dài lịch sử từ thời Lý - Trần - Lê... đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kế tiếp là cuộc kháng chiến trường kỳ bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đưa non sông liền một dải... luôn tỏ rõ khí phách anh hùng đi đầu cùng cả nước đánh giặc và chiến thắng quân xâm lược.
Lớp thanh niên của Thủ đô thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nay đã trở thành những cựu chiến binh lớn tuổi. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung biết bao người con ưu tú, biết bao nguồn linh khí quốc gia. Chiến thắng vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến thần thánh đã nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chịu nhiều mất mát, hy sinh to lớn. Những người còn sống và lớp lớp thế hệ trẻ sẽ luôn hiểu và biết ơn họ. Những bài viết, bài thơ cùng ảnh tư liệu trong sách "Ký ức chiến tranh" sẽ giúp mọi người hiểu rõ thêm điều cần phải hiểu, để dòng máu anh hùng, trí tuệ sáng ngời của con người Hà Nội tiếp tục chảy truyền lại cho thế hệ sau. Có như thế Hà Nội của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta, dân tộc Việt Nam ta mới phát triển trường tồn.
Thời kỳ đó (từ năm 1967 đến 1974), tôi với cương vị là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã cùng với các đồng chí Trần Duy Hưng - Chủ tịch Thành phố, Đại tá Lê Nam Thắng - Tư lệnh bộ đội Thủ đô và các đồng chí lãnh đạo khác đã rất cố gắng lãnh đạo, động viên đồng bào Thủ đô và các cháu thanh niên dồn mọi cố gắng, hưởng ứng lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Bác, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, thực hiện việc tổ chức huấn luyện, hành quân và giao đầy đủ 42 tiểu đoàn Quân tăng cường với chất lượng chính trị tinh thần, kỹ năng chiến đấu, sức khỏe tốt nhất cho chiến trường. Lãnh đạo Thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ đô lúc đó đều tin tưởng con em Thủ đô sẽ xứng đáng là lớp kế tiếp truyền thống "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", lập tiếp chiến công làm sáng danh Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, chúng tôi cũng tâm niệm, sau chiến thắng, anh em trở về, lãnh đạo thành phố cùng nhân dân Hà Nội sẽ vinh danh, chào đón cán bộ, chiến sĩ Quân tăng cường Thủ đô đã dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc.
Chiến tranh đã lùi xa, đất nước từng ngày đổi mới, trên đà phát triển, nhưng các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá, thậm chí đã, đang đe dọa hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc. Nhân dân ta đã trải qua bao gian nan vất vả, nay ngoài việc lao động sản xuất phát triển đất nước còn phải tiết kiệm đầu tư chăm lo cho nguồn lực sức mạnh ngăn ngừa chiến tranh, như Đức Thái sư Trần Quang Khải đã từng nhắc nhở: "Thái bình nên gắng sức - Non nước ấy ngàn thu". Chúng ta phải tiếp tục ngọn lửa yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần dũng cảm đã tích tụ hàng nghìn năm, nhất là sau khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo để truyền lại cho thế hệ tiếp sau. Lịch sử chống Mỹ, cứu nước là đỉnh cao trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những cống hiến cùng sự thật lịch sử hào hùng của bao thế hệ cựu chiến binh cả nước và của Hà Nội cống hiến trong chiến tranh phải được ghi nhớ, tôn vinh mãi mãi.
Quân tăng cường Thủ đô () là một hiện tượng lịch sử đặc biệt của lực lượng vũ trang Thủ đô và của Đảng bộ, nhân dân Hà Nội. Những hội viên của Hội Cựu quân tăng cường Thủ đô là những nhân chứng chiến tranh một thời bi hùng mà vẻ vang của Thủ đô, cần phải được tôn trọng và chăm lo. Có như vậy, chúng ta mới tạo được niềm tin của chính bản thân cựu chiến binh cùng gia đình họ và toàn xã hội đối với Đảng và Nhà nước.
Để cho nhân dân Hà Nội và cả nước, cùng các thế hệ tiếp nối biết, vinh danh và tưởng nhớ những anh hùng, liệt sĩ và sự đóng góp của cựu chiến binh Quân tăng cường Thủ đô, tôi thấy Hà Nội cần dành chỗ xây dựng khu tượng đài tưởng niệm cho xứng tầm và nối liền mạch với truyền thống "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" của Thủ đô.
Năm 2017 là năm kỷ niệm 50 năm truyền thống Quân tăng cường Thủ đô, là dịp mà thành phố cùng nhân dân Hà Nội ôn lại và vinh danh những cống hiến của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô, trong đó có Quân tăng cường Thủ đô trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta cần chuẩn bị chu đáo để làm tốt dịp kỷ niệm vẻ vang này.
Sách "Ký ức chiến tranh" tập 4 có nội dung rất tốt với thực tế tự kể chuyện từ người thật, việc thật cụ thể, sinh động, có chất lượng. Nội dung cuốn sách chắc chắn rất cần cho các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh, tạo cảm hứng sáng tạo cho giới văn nghệ sĩ và sẽ tác động mạnh mẽ, tích cực tới tình cảm của mọi người quan tâm đón đọc.
Là người lãnh đạo ở Hà Nội thời kỳ cả nước bước vào kháng chiến chống Mỹ, theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ vĩ đại, bản thân tôi nay đón đọc "Ký ức chiến tranh - tập 4" do Ban liên lạc Hội Cựu quân tăng cường Thủ đô chuyển tặng, tôi rất xúc động vì sách giúp tôi nhớ lại một thời vô cùng tự hào đã qua. Tôi trân trọng và giới thiệu với đồng bào Thủ đô, các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cùng các cháu thanh niên cả nước hãy đón đọc "Ký ức chiến tranh" của các cựu chiến binh Quân tăng cường Thủ đô.